Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Nói thêm về MVC

Trong lập trình mô hình MVC được áp dụng phổ biến hiện nay. Ta đều đã nghe nói đến nó,  làm thử với nó. nhưng mà mỗi người lại có một cách tổ chức không giống nhau dẫn đến không phát huy hết sức mạnh của MVC.
Đành rằng MVC là Model-View-Controller. nhưng mà cụ thể trong một project phức tạp thì việc phân chia các module cho khoa học là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm cũng như khả năng tư duy và logic của lập trình viên. mình sẽ nói qua một vài điều cơ bản về cách tổ chức mô hình MVC trong web application (theo ý kiến cá nhân thôi)

Controller:

Controller là module có nhiệm vụ nhận các request từ client, check permission, sau đó lấy dữ liệu từ model, và quyết định view format nào để hiển thị (html, xml, json..).
Các controller thông thường xử lý các action cở bản sau: index, list, show, create, save, edit, update, và delete
Với nhiệm vụ của controller như vậy, thì nên viết controller càng ít code, rõ ràng càng tốt. Không nên thực hiện bất cứ logic, queries hoặc validate nào trong controller.
Đối với các controller đại diện cho một Entity, nên đặt tên theo cú pháp: <Entity>Controller: StudentController, CustomerController

View:

View có chức năng hiển thị dữ liệu khi server trả về kết quả cho request của client. Vì thế view có thể là HTML, XML, JSON... , thường là các markup language nên view càng đơn giản, rõ ràng càng tốt. không nên viết lẫn các mã script trong view, ví dụ như <%%>, <??> , javascript nên tách  ra thành các file references, css không nên viết trong selector mà xây dựng thành các class.
Nên xây dựng thành các layout cho các chức năng khác nhau như admin, user...
 Ngoài ra có những phần chung cho nhiều view thì nên xây dựng thành package taglib riêng. ví dụ pagging, sorting, errors, messages...

Model:

Model là module xử lý logic nghiệp vụ, cũng như tương tác với Database, vì thế việc thiết kế và xây dựng Model khoa học là rất quan trọng
Entity: Trước tiên Model phải có 1 package chứa các Entity mapping với các Table trong Database, nên xây dựng một BaseEntity class để cho các Entity kế thừa.
public class BaseEntity implements Serializable {
 private static final long serialVersionUID = 654960331737867949L;
 @Id
 @Column(name = "id")
 protected Long id;

 @Column(name = "version")
 @Version
 private Long version;

 @Override
 public int hashCode() {

 }

 @Override
 public boolean equals(Object object) {
 }

 @Override
 public String toString() {

 }
}
Logic/Service: xử lý các logic nghiệp vụ
Repository: Thực thi các truy vấn, tương tác với database.
Dto: Các class dto chứa các fields như entity, nhưng được tùy biến để có thể sử dụng trong các trường hợp cần thêm bớt trường nào. (không được sửa entity. bắt buộc giống với Table)
Validation: các class chứa các method dùng để validate dữ liệu từ người dùng. hầu hết các framework đều hỗ trợ validate nên các class này có thể extend hoặc implement từ framework.

General:

Ngoài ra trong ứng dụng còn có các phần common sử dụng chung
Exception: Các class này rất quan trọng, dùng để xử lý exception, đặc biệt là RuntimeException.
Logging: xử lý để ghi log cho ứng dụng
Util: Chứa các lớp xử lý cho các common chung của ứng dụng như DateUtil, StringUtil, upload/ download..

Demo:

Thanks & Regards!!!

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Conflict giữa Apache basic authentication và spring security

Nếu Tomcat có sử dụng Apache basic authentication để xác thực. nếu ứng dụng sử dụng tomcat trên, và có tích hợp với spring security thì sẽ có conflict giữa 2 dạng xác thực này. Mình đã gặp lỗi này và phải mất 1 tiếng chạy đi hỏi lại network, rồi test lại chương trình. chỉ cần thay tag cấu hình <http> cho spring security thì sẽ không config.
thay

<http auto-config="true">
 <form-login login-page="/login" default-target-url="/index"
 authentication-failure-url="/failure"  />
 <logout logout-success-url="/login" />
 <access-denied-handler error-page="/denied"/>
</http>
bằng cách bỏ auto-config đi


<http>
 <form-login login-page="/login" default-target-url="/index"
 authentication-failure-url="/failure"  />
 <logout logout-success-url="/login" />
 <access-denied-handler error-page="/denied"/>
</http>

Tham khảo tại đây: http://docs.spring.io/autorepo/docs/spring-security/3.1.4.RELEASE/reference/ns-config.html

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Asian japanese chinese korean characters in ITextPDF


   com.itextpdf
   itextpdf
   5.4.5
  
  
   com.itextpdf
   itext-asian
   5.2.0
  

để write các ký tự utf-8 trong itextpdf ta sử dụng:
BaseFont base = BaseFont.createFont("KozMinPro-Regular", "UniJIS-UCS2-H", BaseFont.NOT_EMBEDDED);
  Font font = new Font(base, 12, Font.NORMAL);
  Phrase p = new Phrase("部品カタログプロテクター無プロテクター無プロテクター無プロテクター無",font);
  document.add(new Paragraph(p));
Result:

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Xử lý File Upload trong Spring MVC

Để upload file từ client lên server ta sử dụng thư viện apache common-io và giao diện MultipartResolver của Spring.
Example lấy từ đây http://diepviends.blogspot.com/2013/12/xu-ly-form-trong-spring-mvc.html
Đầu tiên add các thư viện cần thiết vào
mở file pom.xml thêm các dependency sau:

            commons-io
            commons-io
            2.1
        

            javax
            javaee-web-api
            6.0
            provided
        
Cấu hình bean cho dispatcher servlet
Vào /WEB-INF/spring/appServlet/servlet-context.xml định nghĩa bean xử lý MultipartFile

bây giờ cấu hình cho dispatcher servlet xử lý multipart vào web.xml thêm đoạn như sau:

  appServlet
  org.springframework.web.servlet.DispatcherServlet
  
   contextConfigLocation
   /WEB-INF/spring/appServlet/servlet-context.xml
  
  1
  
   5000000
  
 
Xong việc cấu hình.
xử lý file upload thì có 2 cách:
Cách 1: lưu trực tiếp file vào DB, dữ liệu file được lưu trữ là kiểu binary
Cách 2: lưu file vào một thư mục nào đó trên server và sau đó lưu trữ đường dẫn vào DB
Cách thứ 2 thường được sử dụng đối với ứng dụng có upload image từ client
Trong ví dụ này, ta sẽ demo cả 2 cách xử lý trên (cũng tương tự nhau)
Ví dụ của ta sẽ lưu dữ liệu image của product ( kiểu byte) vào trường image (cách 1)
và upload ảnh vào thư mục /resources/upload trên server sau đó lưu đường dẫn của file ảnh được upload lên server vào trường imagePath.(cách 2)
Cụ thể Product class sẽ như sau:
package vn.ds.store.domains;

import java.io.Serializable;

public class Product implements Serializable {
 /**
  * 
  */
 private static final long serialVersionUID = 1L;
 private String name;
 private String price;
 private byte[] image;
 private String imagePath;

 public String getName() {
  return name;
 }

 public void setName(String name) {
  this.name = name;
 }

 public String getPrice() {
  return price;
 }

 public void setPrice(String price) {
  this.price = price;
 }

 public byte[] getImage() {
  return image;
 }

 public void setImage(byte[] image) {
  this.image = image;
 }

 public String getImagePath() {
  return imagePath;
 }

 public void setImagePath(String imagePath) {
  this.imagePath = imagePath;
 }
 
}
File createProduct.jsp sẽ được sửa như sau:
  
  
create
Name
Price
Image
Chú ý thêm thuộc tính cho form tag để xử lý upload: enctype="multipart/form-data"
file listProduct.jsp sẽ là:

   
List of products
Name Price Image imagePath
${p.name} ${p.price}
Bây giờ ta sẽ viết phần quan trọng nhất - controller xử lý upload ProductController.java
package vn.ds.store.controllers;

import java.io.File;
import java.io.IOException;
import java.io.InputStream;
import java.util.ArrayList;

import javax.servlet.http.HttpServletRequest;

import org.apache.commons.io.FileUtils;
import org.apache.commons.io.IOUtils;
import org.springframework.stereotype.Controller;
import org.springframework.ui.Model;
import org.springframework.validation.BindingResult;
import org.springframework.web.bind.annotation.ModelAttribute;
import org.springframework.web.bind.annotation.RequestMapping;
import org.springframework.web.bind.annotation.RequestMethod;
import org.springframework.web.bind.annotation.RequestParam;
import org.springframework.web.bind.annotation.ResponseBody;
import org.springframework.web.multipart.MultipartFile;

import vn.ds.store.domains.Product;
import vn.ds.store.validators.ProductValidator;

@Controller
@RequestMapping("product")
public class ProductController {

 private ProductValidator validator = new ProductValidator();

 @RequestMapping(value = "create", method = RequestMethod.GET)
 public String doGet(Model model) {
  model.addAttribute("product", new Product());
  return "createProduct";
 }

 @RequestMapping(value = "save", method = RequestMethod.POST)
 public String doPost(@ModelAttribute Product product, Model model,
   BindingResult errors,
   @RequestParam(value = "file", required = false) MultipartFile file,
   HttpServletRequest request) {
  validator.validate(product, errors);
  if (errors.hasErrors()) {
   return "createProduct";
  }
  if (file != null) {
   byte[] fileContent = null;
   try {
    InputStream inputStream = file.getInputStream();    
    if (inputStream == null)
     System.out.println("File inputstream is null");
    // cach 1 - luu truc tiep
    fileContent = IOUtils.toByteArray(inputStream);    
    product.setImage(fileContent);    
    // cach 2 - upload vao thu muc
    String path = request.getSession().getServletContext().getRealPath("/") + "resources/upload/";
    FileUtils.forceMkdir(new File(path));
    File upload = new File (path + file.getOriginalFilename());
    file.transferTo(upload);
    String imagePath = request.getContextPath() + "/resources/upload/" + file.getOriginalFilename();
    product.setImagePath(imagePath);
    request.getSession().setAttribute("product", product);
    IOUtils.closeQuietly(inputStream);
   } catch (IOException ex) {
    System.out.println("Error saving uploaded file");
   }
  }
  ArrayList lst = new ArrayList();
  lst.add(product);
  model.addAttribute("products", lst);
  return "listProduct";
 }

 @RequestMapping(value = "/image", method = RequestMethod.GET)
 @ResponseBody
 public byte[] downloadImg(HttpServletRequest request) {
  Product product = (Product) request.getSession()
    .getAttribute("product");
  if (product != null)
   return product.getImage();
  else
   return null;
 }
}
Ở đây, ta lưu dữ liệu vào session để lấy ra sau (thông thường là lưu vào database, ở đây đang là demo). Cách 1 ta sẽ lưu dữ liệu vào biến image bằng hàm
IOUtils.toByteArray(inputStream); 
Sau đó ta định nghĩa một url mà để gọi đến trong src của thẻ img
url này chỉ gửi xuống client dữ liệu của image nên ta sử dụng @ResponseBody của spring hỗ trợ để làm việc đó (search google.com để biêt thêm chi tiết), dưới jsp ta chỉ cần gọi đến url này
Cách 2 ta sẽ coppy ảnh vào thư mục /resoures/upload để lấy đường dẫn vật lý trên server để tạo file ta dùng lệnh này:
String path = request.getSession().getServletContext().getRealPath("/") + "resources/upload/";
và để hiển thị file trên html, thẻ img chỉ hiển thị đường dẫn internet, ta sẽ lấy đường dẫn theo lệnh sau:
String imagePath = request.getContextPath() + "/resources/upload/" + file.getOriginalFilename();
và cuối cùng lệnh coppy data
file.transferTo(upload);
Kết quả:



source code:
https://www.mediafire.com/?4b23hkdzfhwil4g

Thanks & Regards!

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Ckeditor trong Spring MVC

Để áp dụng một rich-text ta sử dụng ckeditor: http://ckeditor.com/download (basic package, standard package, full package) và jquery http://jquery.com/download/ example lấy từ đây: http://diepviends.blogspot.com/2013/12/xu-ly-form-trong-spring-mvc.html
Trước tiên ta thêm ckeditor và jquery vào resources

Trong Product class ta thêm description về product đó
package vn.ds.store.domains;

import java.io.Serializable;

public class Product implements Serializable {
 /**
  * 
  */
 private static final long serialVersionUID = 1L;
 private String name;
 private String price;
 private String description;

 public String getName() {
  return name;
 }

 public void setName(String name) {
  this.name = name;
 }

 public String getPrice() {
  return price;
 }

 public void setPrice(String price) {
  this.price = price;
 }

 public String getDescription() {
  return description;
 }

 public void setDescription(String description) {
  this.description = description;
 }
}
Thêm link của ckeditor và jquery



apply ckeditor thì có 2 cách:
 Cách 1: sử dụng ngay trong hàm ready của jquery

Cách 2: viết script trong body tag
    Description


    
 


   
Kết quả:


source code:
http://www.mediafire.com/download/br9fc35go9f572t/Store_ckeditor.rar
Thanks & Regard!

Template với Apache Tiles trong Spring MVC

Khi xây dựng một ứng dụng web, ta thường đặt nội dung trang web trong các template, để trình bày theo một bố cục nhất định. Tương tự như trong aspx có master page,  công nghệ jsp cũng hộ trợ template nhờ thẻ <%@include file ="xxx.jsp"%>
Nếu không sử dụng cách trên, Apache Tiles là một lựa chọn phổ biến trong jsp technology.
Apache Tiles là một fw độc lập, có thể tích hợp với nhiều fw khác như Struts, JSF, Spring..
Có thể tìm hiểu thêm thông tin trên google và trên trang chủ của Apache Tiles https://tiles.apache.org/
Example sẽ lấy từ đây: http://diepviends.blogspot.com/2013/12/xu-ly-form-trong-spring-mvc.html
Ví dụ của chúng ta sẽ trình bày theo bố cục sau:


Đầu tiên import các thư viện cần thiết-> thêm dependency vào pom.xml

  
   org.apache.tiles
   tiles-core
   2.2.2
   
    
     commons-logging
     commons-logging
    
   
  
  
   org.apache.tiles
   tiles-jsp
   2.2.2
  
Hiện tại Tiles đã có version 3, trong bài viết này ta sử dụng tiles 2 (đang rất phổ biến trong các ứng dụng j2ee)
Ta xây dựng các phần cho template:
header.jsp
<%@ page language="java" contentType="text/html; charset=UTF-8"
    pageEncoding="UTF-8"%>
Header
menu.jsp
<%@ page language="java" contentType="text/html; charset=UTF-8"
    pageEncoding="UTF-8"%>
menu
footer.jsp
<%@ page language="java" contentType="text/html; charset=UTF-8"
    pageEncoding="UTF-8"%>
footer
default.jsp
<tiles:insertAttribute name="title" />
Ở đây ta dùng tag
để chèn nội dung vào tương tự như
<%@include file ="xxx.jsp"%>
và import vào taglib
<%@ taglib prefix="tiles" uri="http://tiles.apache.org/tags-tiles" %>

Tiếp theo ta cấu hình cho dispatcher servlet


    
        
    
    
    
        
            
                /WEB-INF/layouts/layouts.xml
                
                /WEB-INF/views/**/views.xml
            
        
    
Ở trên tất cả các controller khi trả về view name thì spring sẽ hiển thị view là tiles, các định nghĩa của tiles sẽ nằm trong các file views.xml trong thư mục /WEB-INF/views/ (kể cả thư mục con) và layout để hiển thị tham chiếu từ file layouts.xml trong thư mục /WEB-INF/layouts/
layouts.xml

	
		
		
		
		
		
	
	

để định nghĩa cho template ta chỉ cần put attribute cần đưa vào layout, ví dụ ở đây, template thì header, menu, footer là cố định, còn title và content thì được truyền vào (định nghĩa trong views.xml) views.xml

    
        
        
    
    
        
        
    

Mỗi trang cần áp dụng template thì ta sẽ định nghĩa trong views.xml. trong ví dụ thì ta định nghĩa cho màn create product và hiển thị danh sách product
Kết quả:

Source code: http://www.mediafire.com/download/dodubbe20yaxz0m/Store_tiles.rar
Thanks & Regard!

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Java Peristence Framework - MyBatis, Hibernate or JPA

Lập trình cơ sở dữ liệu là một trong những khía cạnh quan trọng của lập trình. Trong java ta đã từng làm quen với JDBC (Java DataBase Connectivity) dùng để kết nối đến một Datasource, và trong ứng dụng Enterprise ta có EJB (Enterprise Java Beans). Nhưng với sự phát triển của ngành lập trình, ORM (Object-Relational Mapping) ra đời như một sự cải tiến cho JDBC. ORM cho phép lập trình dễ dàng hơn, tuân thủ chặt chẽ lý thuyết lập trình hướng đối tượng, phù hợp với ứng dụng n-tier. Trong các framework ORM cho java nổi trội hơn cả là MyBatis, Hibernate, và JPA (sự cải tiến của EJB, trở thành chuẩn của Java EE). Vậy chúng ta cùng thử 1 so sánh nho nhỏ về 3 công cụ nổi tiếng và mạnh mẽ này.

1. Persistence Layer
Trước hết chúng ta nói qua một chút về persistence layer.

Các ứng dụng enterprise thường được xây dựng theo kiến trúc nhiều tầng, ví dụ như Presentation layer, Bussiness Layer, Persistence Layer. Tầng Persistence sẽ là tầng kết nối với DB, là cầu nối giúp ứng dụng tương tác lên cơ sở dữ liệu như INSERT, UPDATE data, hoặc lưu giữ data cho ứng dụng được get (SELECT) từ DB.
Như vậy một Persistence layer sẽ bao gồm sau:
- Tạo session
Persistence layer có nhiệm vụ tạo các phiên kết nối từ ứng dụng đến Cơ sở dữ liệu, mà qua các phiên này, ứng dụng sẽ tương tác được với DB, các phiên kết nối được thực hiện khi các connections được thiết lập.
- Thực thi query
Khi các connections được thiết lập, tầng persistence có nhiệm vụ thực thi các truy vấn của ứng dụng lên cơ sở dữ liệu như update, insert và select data, call store procedure... thông qua các phương thức được xây dựng và cung cấp trong persistence layer
- Mapping
Persistence layer sẽ ánh xạ cấu trúc DB, tables, columns, rows với các class, object của java, và nhờ dó, các java object có nhiệm vụ lưu trữ thông tin của các thực thể trong tables khi truy vấn (SELECT) hoặc lưu giữ thông tin từ người dùng và cập nhật vào DB(INSERT,UPDATE). ví dụ một mapping như sau:
CREATE TABLE PRODUCT (
ID INT PRIMARY KEY AUTO_INCREMENT,
NAME VARCHAR(255) NOT NULL,
PRICE INT NOT NULL
)
Một table có cấu trúc như trên sẽ được ánh xạ bởi class sau:
public class Product{
 private int id;
 private String name;
 private int price;

 public int getId(){
  return id;
 }

 public void setId(int id) {
  this.id = id; 
 }

 public String getName() {
  return name;
  }

  public void setName(String name) {
   this.name = name;
  }

  public String getPrice() {
   return price;
  }

  public void setPrice(String price) {
   this.price = price;
  }
}
 - Transaction and Exception
Khi truy vấn dữ liệu sẽ xảy ra các trường hợp các truy vấn được thực thi không thành công( truy vấn theo batch, ngắt kết nối....) những rủi ro xảy ra cho ứng dụng và dữ liệu trong DB khi truy vấn thất bại, hoặc connection bị ngắt kết nối thì peristence phải có nhiệm vụ phục hồi tình trạng trước đó của dữ liệu, hoặc đưa ra các ngoại lệ, các hướng dẫn, log để thông báo cho ứng dụng.
- Cache
Để phục vụ tốt hơn cho việc truy vấn ( hiệu suất, tốc độ, tính tương thích..) thông thường persistence layer sẽ load một metadata của Database vào ứng dụng, các mapping giữa các đối tượng trong ứng dụng với các tables thông qua các config, xml file, hoặc tạo ra các đối tượng, được lưu trữ như cache để có thể truy vấn lại mà không phải kết nối đến DB... Diều này sẽ làm cải thiện tốc độ cho chương trình nhưng đôi khi lại gây ra một sự cồng kềnh, phức tạp.
Java cung cấp JDBC để xây dựng tầng persistence, các  JDBC API sẽ sử dụng các SQL query được viết chung với code java và thực thi nó thông qua các command, statement... Tuy nhiên những ORM fw sau này được xây dựng đã lược bỏ sự phức tạp của JDBC, thay vào đó, bản thân các ORM sẽ định nghĩa các API cho riêng mình, giúp cho developer khỏi bận tâm hơn việc thao tác DB, mà tập trung vào xây dựng bussiness cho ứng dụng.
2. MyBatis
MyBatis là sự cải tiến của phiên bản IBatis 2, là một persistence framework, tự động mapping giữa SQL database và Java object thông qua các config được định nghĩa trong file xml. Là một persistence framework nhưng MyBatis khá đơn giản, dễ học và có kích thước nhỏ, số lượng các package ít hơn nhiều so với các persistence fw khác. MyBatis thao tác trực tiếp với câu lệnh SQL, nên dù là một persistence fw nhưng MyBatis chỉ có các tính năng như Create session, query data. còn Transaction thì không cũng cấp mà dùng của SQL. Ngoài ra MyBatis cũng không lưu trữ cache như Hibernate hoặc JPA. Các config để mapping được đặt trong các file xml, theo các cấu trúc của mybatis. Là một persistence framework nhưng thực ra Mybatis không truy vấn trên java object như các framework khác, mà truy vấn trược tiếp trên SQL, sau đó kết quả trả về sẽ mapping với java object thông qua resutset mapping. tính năng này ở Hibernate và JPA cũng có nhưng Mybatis đã tận dụng và phát huy sức mạnh, khiến cho framework này dù đơn giản, dễ học và phát triển ứng dụng nhanh nhưng tốc độ truy vấn cao, dễ dàng tùy biến với những query phức tạp, và không gây khó khăn hay ức chế cho dev. Vì thế nếu xây dựng ứng dụng mà yêu cầu thời gian phát triển ngắn, không phức tạp, dễ bảo trì, và dễ tìm hiểu cho dev thì mybatis là lựa chọn tối ưu nhất
3. Hibernate
Hibernate là một persistence fw được phát triển bởi Gavin King năm 2001 theo mô hình entity bean của EJB2, fw này sẽ mapping DB với các POJOs(Plain Old Java Object) và sẽ thao tác trên các oject đó. Hibernate sử dụng ngôn ngữ truy vấn riêng của mình là HQL (Hibernate Query language), tượng tự SQL, nhưng các truy vấn của Hibernate đều thực hiện trên object, điều này khá mới mẻ và khó tiếp cận đối với những ai chưa quen làm việc với ORM. Ngoài ra hibernate hỗ trợ rất lớn provider cho hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng, hỗ trợ Transaction, lưu cache.. Nên nếu một ứng dụng mà yêu cầu tương thích với nhiều datasource hỗ trợ truy vấn tự động, mạnh mẽ và an toàn, hoặc có thể thay đổi cấu hình mà không ảnh hưởng tới code bên trong thì Hibernate là một sự lựa chọn tốt hơn hẳn so với Mybatis
4. JPA
Ngoài Mybatis và Hibernate, JPA cũng là một persistence fw được ưu thích, JPA 1.0 được giới thiệu năm 2006, phiên bản JPA 2.0 ra đời năm 2009 và mới đây nhất ngày 22/04/2013 thì JPA 2.1 chính thức ra mắt.
Về cơ bản JPA khá giống với Hibernate, cả hai đều là nỗ lực khắc phục nhược điểm của EJB, đều sử dụng mô hình entity bean để mapping với database, và truy vấn trên các object đó. Tuy nhiên, điểm khác biệt là JPA sử dụng ngôn ngữ truy vấn JPQL(Java Persistence Query Language) - tương đồng với HQL, ngoài ra JPA không sử dụng riêng lẻ được, mà phải đi kèm với một provider khác để config, ví dụ như EclipseLink, Oracle TopLink, Hibernate. JPA trở thành chuẩn persistence của java, các API được định nghĩa trong package javax.pesistence. Nếu yêu cầu xây dựng ứng dụng tuân thủ chặt chẽ quy tắc của java enterprise, được hỗ trợ bởi java thì JPA là một đối thủ nặng ký đối với Hibernate
5. Tổng kết
Trên đây là vài sơ lược về MyBatis, Hibernate và JPA, sau này ta sẽ có những mô tả chi tiết và cụ thể hơn về mỗi fw.
Như vậy:
- MyBatis phù hợp với các ứng dụng có yêu cầu thời gian xây dựng ngắn, chi phí phát triển thấp, đơn giản và dễ học.
- Hibernate vs JPA phù hớp với các ứng dụng tuân thủ chặt chẽ quy tắc của ORM, hỗ trợ kết nối đến nhiều cơ sở dữ liệu, dễ điều khiển. Ngoài ra sự hộ trợ tài liệu, trợ giúp bởi cộng đồng dev của Hibernate và JPA (đặc biệt là Hibernate) là rất lớn. Tuy nhiên để xây dựng một ứng dụng với Hibernate hoặc JPA mất rất nhiều thời gian phát triển, không kể thời gian dài tìm hiểu công nghệ, và phải hiểu rõ, phân tích tường tận mọi khía cạnh của ứng dụng. Đặc biệt là mô hình ER của dữ liệu. vì các quan hệ của các bảng(1-1,1-n,n-n) được định nghĩa trong các entity, qua đó JPQL(hay HQL) mới có thể truy vấn được. Ngay cả việc xử lý kết quả lấy từ nhiều tables(SELECT nhiều tables) cũng gây ra khá nhiều rắc rối cho những người mới bắt đầu. Tuy nhiên các persistence sử dụng entity bean vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Thanks & Regard!